Vật liệu Composite đang được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành sản xuất công nghiệp, trong đó có sản xuất cửa nhựa Composite. Được biết đến là vật liệu sản xuất vượt trội với bộ bền cao, trọng lượng nhẹ và khả năng chống thấm. Vậy vật liệu Composite là gì? Hãy cùng Minh Long Door tìm hiểu trong bài viết sau đây để biết vật liệu Composite là gì và ứng dụng của nó trong sản xuất cửa nhựa Composite.
Vật liệu Composite là gì?
Vật liệu Composite là một loại vật liệu tổng hợp được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sản xuất cửa nhựa Composite. Được tạo ra từ sự kết hợp của chất nền (Matrix) và vật liệu gia cường (Reinforcement), trong đó chất nền đóng vai trò liên kết vật liệu gia cường nhằm tạo ra vật liệu Composite có độ bền và nhiều tính năng vượt trội.
Nhờ đó Composite có khả năng đáp ứng các tiêu chí khắt khe mà các vật liệu truyền thống như gỗ, kim loại hay nhựa đơn thuần khó đạt được. Mang đến nhiều sản phẩm bền vững và phù hợp với mọi môi trường và yêu cầu thiết kế, sản xuất.
Thành phần cấu tạo vật liệu Composite là gì?
- Chất nền (Matrix): Thường là nhựa PVC, kim loại hoặc gốm. Chất nền giữ các sợi gia cường ở vị trí cố định và liên kết chặt chẽ lại với nhau.
- Vật liệu gia cường (Reinforcement): Là các sợi hoặc hạt như sợi thủy tinh, bột gỗ, sợi carbon hoặc sợi aramid. Chúng mang theo đặc tính riêng giúp tăng cường độ bền kéo, độ cứng và khả năng chịu lực cho vật liệu Composite.
Phân loại vật liệu Composite phổ biến
Có nhiều loại chất nền tạo nên vật liệu Composite như là nhựa PVC, kim loại, gốm Vật liệu Composite được chia thành nhiều loại dựa trên chất nền, bao gồm:
- Polymer Matrix Composite (PMC): Sử dụng nhựa làm chất nền, kết hợp với sợi thủy tinh, sợi carbon. Đây là loại phổ biến nhất, thường được dùng trong sản xuất nội thất như các loại cửa nhựa.
- Metal Matrix Composite (MMC): Chất nền là kim loại, thường ứng dụng trong ngành hàng không và ô tô.
- Ceramic Matrix Composite (CMC): Chất nền là gốm, chịu nhiệt tốt, phù hợp với môi trường khắc nghiệt như động cơ turbine.
Đặc điểm của vật liệu Composite
Sự phổ biến của vật liệu Composite đến từ những đặc điểm vượt trội kết hợp từ nhiều chất khác nhau. Dưới đây là các đặc điểm nổi bật giúp Composite trở thành vật liệu hàng đầu trong ngành công nghiệp hiện nay.
Trọng lượng nhẹ hơn kim loại và gỗ
So với thép hay gỗ tự nhiên thì Composite có trọng lượng thấp hơn đáng kể nhờ được trộn với những chất liệu nhẹ như nhựa. Điều này giúp giảm tải trọng trong các công trình xây dựng hoặc sản phẩm như cửa nhựa Composite, đồng thời tiết kiệm chi phí vận chuyển và lắp đặt.
Độ bền kéo và nén cao
Nhờ các sợi gia cường như sợi thủy tinh, sợi carbon và bột gỗ, vật liệu Composite có khả năng chịu lực kéo và nén vượt trội. Điều này đảm bảo sản phẩm làm từ Composite như cửa nhựa Composite, có độ bền lâu dài ngay cả khi chịu tác động mạnh.
Chịu nhiệt, chống nước và kháng hóa chất tốt
Composite có khả năng chịu nhiệt tốt, giúp chống cháy lan hiệu quả và cần thiết cho ứng dụng vật liệu nội thất. Đồng thời có khả năng chống lại sự ăn mòn từ của nhiều loại hóa chất, chống được nước, không khí ẩm ướt và môi trường có mối mọt. Tạo ra giải pháp vật liệu chống chịu cao cho những khu vực ẩm ướt và mối mọt.
Tính ổn định hình dạng, kích thước cao
Vật liệu Composite có tính ổn định hình dạng và kích thước cao vì không dễ bị co ngót hay cong vênh theo thời tiết. Giúp cho các sản phẩm từ Composite giữ được hình dạng ổn định trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt tốt hơn các vật liệu truyền thống. Đồng thời khi sử dụng lâu dài ít phải bảo trì, tiết kiệm chi phí đáng kể cho người sử dụng.
Dễ sản xuất theo khuôn mẫu phức tạp
Composite có thể được đúc thành nhiều hình dạng khác nhau mà không cần gia công phức tạp như vật liệu gỗ tự nhiên. Giúp quy trình sản xuất đa dạng vật liệu trở nên dễ dàng hơn, thiết kế tinh tế, tối ưu cho công năng như mẫu cửa nhựa Composite để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo độ bền cùng nhu cầu thẩm mỹ hiện đại.
Có những loại vật liệu Composite nào trên thị trường?
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại vật liệu Composite được tạo nên thành phần và ứng dụng đa dạng trong các ngành. Dưới đây là bảng tổng hợp các loại Composite phổ biến cùng đặc điểm và ứng dụng của từng loại:
Loại Composite | Thành phần chính | Ứng dụng chính |
FRP (Fiber Reinforced Polymer) | Nhựa + sợi thủy tinh/carbon | Xây dựng, ô tô, cửa nhựa, bồn chứa |
CFRP (Carbon Fiber Reinforced Polymer) | Nhựa + sợi carbon | Hàng không, xe đua, công nghiệp cao cấp, thiết bị thể thao |
GFRP (Glass Fiber Reinforced Polymer) | Nhựa + sợi thủy tinh | Cửa nhựa, vật liệu xây dựng dân dụng, ống dẫn nước |
Wood-Plastic Composite (WPC) | Nhựa + mùn cưa/gỗ nghiền | Cửa nhựa Composite, sàn ngoài trời, lam gỗ, nội thất ngoài trời |
FRP (Fiber Reinforced Polymer)
FRP là loại Composite phổ biến nhờ chi phí hợp lý và độ bền cao. Nhựa kết hợp với sợi thủy tinh hoặc carbon tạo ra sản phẩm nhẹ, bền, phù hợp cho các ứng dụng như cửa nhựa Composite, bồn chứa hay kết cấu xây dựng.
CFRP (Carbon Fiber Reinforced Polymer)
CFRP sử dụng sợi carbon làm vật liệu gia cường, mang lại độ cứng và độ bền vượt trội. Loại này thường được dùng trong các ngành công nghiệp cao cấp như hàng không, xe đua, nơi yêu cầu trọng lượng tối thiểu và hiệu suất tối đa.
GFRP (Glass Fiber Reinforced Polymer)
GFRP là lựa chọn phổ biến trong sản xuất cửa nhựa Composite nhờ khả năng chống ăn mòn và giá thành phải chăng. Sợi thủy tinh giúp tăng cường độ bền, trong khi nhựa bảo vệ sản phẩm khỏi tác động của môi trường.
Wood-Plastic Composite (WPC)
WPC kết hợp nhựa với mùn cưa hoặc bột gỗ, tạo ra vật liệu vừa có vẻ đẹp tự nhiên của gỗ, vừa có độ bền và khả năng chống nước của nhựa. Loại này được sử dụng rộng rãi trong sản xuất cửa nhựa Composite, sàn ngoài trời và nội thất.

Vật liệu Composite trong sản xuất cửa nhựa Composite
Trong lĩnh vực sản xuất cửa nhựa, vật liệu Composite đóng vai trò quan trọng nhờ khả năng đáp ứng cả yêu cầu về kỹ thuật và thẩm mỹ. Cửa nhựa Composite không chỉ bền, đẹp mà còn phù hợp với nhiều môi trường sử dụng khác nhau.
Vật liệu Composite dùng làm khung bao cửa và cánh cửa
Composite được sử dụng để tạo ra khung bao cửa và cánh cửa nhờ tính chất bền, nhẹ và dễ gia công. Cấu tạo thành phần gồm nhựa PVC và bột gỗ với tỷ lệ phù hợp để bột gỗ làm tăng cường độ cứng và khả năng chịu lực, trong khi nhựa PVC đảm bảo khả năng chống thấm, chống cháy lan và chống ăn mòn.

Lớp nhựa đặc chống thấm nước, mối mọt
Cửa nhựa Composite làm từ vật liệu Composite hoàn toàn không thấm nước và không bị mối mọt tấn công. Phù hợp để lắp đặt ở nhà tắm, nhà vệ sinh hoặc khu vực có độ ẩm cao.
Tuổi thọ cao, ít bảo trì
Nhờ đặc tính không cong vênh, không mục nát và chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cửa nhựa Composite có tuổi thọ lên đến hàng chục năm. Người dùng không cần tốn nhiều chi phí bảo trì hay thay thế, giúp tiết kiệm chi phí dài hạn.
Phương pháp chế tạo vật liệu Composite thành phôi cửa nhựa Composite
Quá trình sản xuất cửa nhựa Composite thường bao gồm các bước sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Nhựa PVC và vật liệu gia cường bột gỗ được trộn đều theo tỷ lệ tiêu .
- Đúc ép: Hỗn hợp được đưa vào khuôn ép ở áp suất và nhiệt độ cao để tạo hình phôi cửa.
- Gia công bề mặt: Phôi cửa được phủ lớp nhựa đặc hoặc sơn vân gỗ, đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng chống thấm.
- Lắp ráp: Các bộ phận như khung bao, cánh cửa, bản lề được lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Vật liệu Composite là chất liệu cốt lõi mang đến chất lượng và tính năng cho cửa nhựa Composite. Tại Minh Long Door, cửa nhựa Composite luôn đạt tiêu chuẩn độ bền và an toàn vì sử dụng nhựa Composite chính hãng chất lượng cao. Quý khách có nhu cầu mua cửa nhựa Composite có thể đến tham khảo Minh Long Door bằng cách ghé thăm showroom tại 09 Bạch Đằng, P15, Bình Thạnh hoặc liên hệ hotline để được chúng tôi tư vấn nhanh mọi thắc mắc của bạn.
Thông tin liên hệ
MINH LONG DOOR – Cửa Đẹp Nhà Sang
Hotline: 0787.904.888
Email: info.minhlongdoor@gmail.com
Showroom: 09 Bạch Đằng, P15, Q.Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh